Cơm tấm là cơm được nấu từ hạt gạo bể. Được chế biến không quá cầu kỳ bao gồm cơm, sườn nướng, bì, chả, trứng, vài lát cà chua, xà lách… và ngày càng có thêm nhiều món ăn kèm hấp dẫn khác. Chắc hẳn bạn sẽ bất ngờ vì món cơm tấm Sài Gòn được vinh danh là một trong những món ăn ngon nhất châu Á (vào 1 tháng 8 năm 2012 tại Faridabad, Ấn Độ).
Đối với món cơm tấm, nước mắm ăn kèm là thành phần quan trọng giúp làm nổi bật hương vị của món ăn, nước mắm pha không ngon thì đĩa cơm cũng không thể hoàn hảo. Vậy, cách làm nước mắm ăn cơm tấm như thế nào là ngon chuẩn vị? Hãy cùng Nhân Thùy theo dõi công thức hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ có ngay câu trả lời!
Nội dung
Cách làm nước mắm ăn cơm tấm
Không ai có thể hình dung một bữa cơm Việt lại có thể thiếu vắng nước mắm, cũng như bữa cơm của người Hàn Quốc lại có thể thiếu món kimchi. Nước mắm được xem là “linh hồn” của món cơm tấm. Chén nước mắm đậm đà sẽ iúp món cơm tấm thêm ngon trọn vị.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Nước mắm: 2 muỗng canh
- Nước cốt chanh: 1 muỗng canh
- Nước lọc: 1 muỗng canh
- Tỏi băm nhuyễn: 1/2 muỗng canh
- Ớt băm nhuyễn: 1/2 muỗng canh
- Bột năng: 1/2 muỗng canh
- Đường: 1 muỗng canh
Một số chú ý:
- Tỏi và ớt bạn nên băm nhỏ sẽ ngon và đẹp mắt hơn là say nhuyễn.
- Bát nước mắm ngon hay không phụ thuộc phần lớn vào chất lượng nước mắm. Vì vậy, bạn nên sử dụng nước mắm truyền thống có độ đạm cao để pha chế, khoảng 40 độ đạm là hợp lý nhất.
4 bước pha nước mắm ăn cơm tấm
Bước 1: Đầu tiên, bạn cho nước lọc cho vào chén. Sau đó cho thêm đường vào rồi khuấy thật đều cho tới khi đường tan hết. Sau đó cho vào nước mắm, nước cốt chanh và khuấy đều tay cho nước mắm hòa tan với nước cốt chanh và nước đường.
Bước 2: Tiếp tục cho tỏi và ớt băm nhuyễn vào chén nước mắm. Tùy vào sở thích cũng như khẩu vi của mình và gia đình mà bạn cũng có thể tăng giảm tỷ lệ giữa các thành phần. Tuy nhiên phải đảm bảo tỷ lệ của nước mắm. đường, cốt chanh và nước lọc là 1:1:1:2 để chén nước mắm chua ngọt có vị đậm đà và lôi cuốn.
Bước 3: Lấy bột năng với một chút nước sôi nóng, quấy đều cho thành hỗn hợp lỏng sánh, quấy đều rồi để nguội. Thê bột năng vào nước mắm để tạo độ sánh cho nước mắm.
Bước 4: Chờ cho bột năng nguội cho vào tô sau đó cho nước mắm vào. Khuấy đều cho chúng hòa quyện vào nhau. Khi đã pha xong nếm lại nếu muốn tăng độ ngọt, độ mặn hoặc độ chua, bạn không nên cho trực tiếp vào chén nước mắm mà nên pha riêng. Vì sẽ làm ớt và tỏi chìm xuống mất thẩm mỹ.
Một điều hết sức quan trọng đó là bạn phải cho đúng như thứ tự hướng dẫn trên. Vì nếu cho linh tinh tùy thích thì tỏi và ớt sẽ chìm xuống, làm mất tươi tắn cho chén nước mắm.
Cơm tấm không quá cầu kỳ nhưng hương vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được: hạt cơm tấm nóng hổi, mềm vừa, thơm mùi gạo ngon; sườn được tẩm ướp gia vị và nướng thơm lừng; chả chắc nịch; trứng ốp la chín tới; bì giòn sần sật; cà chua tươi mát… ăn kèm với chén nước mắm đậm đà thơm ngon.
Mẹo nhỏ dành cho các bạn để lựa được nước mắm ngon để món cơm tấm thêm tròn vị là:
Hãy chọn loại nước mắm truyền thống nguyên chất sẽ ngon hơn các loại nước mắm công nghiệp. Loại nước mắm truyền thống được làm từ cá cơm và muối không pha chế hay thêm bất kì một chất phụ gia nào khác mà sẽ giữ đúng nguyên bản của nó nên rất ngon. Khi dùng thử mọi người sẽ cảm nhận rõ được sự khác biệt này ngay.
Nhân Thùy giới thiệu đến mọi người sản phẩm nước mắm Chân Thật được làm theo phương pháp thủ công truyền thống nên rất ngon. Với thành phần chủ yếu là cá cơm than và muối được lựa chọn kĩ càng qua nhiều công đoạn mới cho ra được sản phẩm nước mắm nguyên chất. Mọi người hãy sử dụng và cho biết cảm nhận của mình nhé. Tham khảo thêm tại đây.
Vậy là chỉ với 4 bước đơn giản trên, bạn đã có thể dễ dàng thực hiện một chén nước mắm cơm tấm đậm đà, thơm ngon cho cả nhà thưởng thức món cơm tấm rồi. Nếu muốn cải thiện kỹ năng nội trợ và học thêm nhiều bí quyết nấu ăn ngon, bạn có thể truy cập tại đây.